Chỉ số TDS là gì? Cách kiểm tra chỉ số TDS

tds la gi

Nhiều người vẫn chưa biết chỉ số TDS trên bao bì nước đóng chai là gì? Cùng ALÔ Nước Suối tìm hiểu về chỉ số TDS nhé.

Nếu bạn là người hay tham khảo thành phần trên bao bì nước đóng chai thì sẽ bắt gặp về chỉ số TDS. Vậy chỉ số TDS là gì? vì sao đây là chỉ số quan trọng cần có trên hành phần của nước?

ALÔ Nước Suối sẽ tổng hợp và gửi đến bạn những thông tin hữu ích về chỉ số này.

Chỉ số TDS là gì?

TDS là từ viết tắt của Total Dissolved Solids, đây là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan tồn tại trong một thể tích nước.

Trong nước tồn tại chủ yếu là muối, chất hữu cơ và các hợp chất vô cơ như kim loại nặng, khoáng chất như canxi, magiê, natri, kali,…

Chỉ số TDS có đơn vị đo là mg/l hoặc ppm (part per million): 1 mg/l = 1 ppm.

Hiện nay theo các quy định của Tổ chức y tế thế giới – WHO và Cơ quan bảo vệ môi trường hoa kỳ – US EPA thì Chỉ số TDS từ 5ppm (5 mg/l) trở xuống thì được xem như là nước tinh khiết, không có chất rắn hòa tan.

TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hòa tan có trong nước càng nhiều.

TDS bao nhiêu thì uống được?

Theo các chuyên gia y tế, người dùng nên uống nước có chỉ số TDS dưới 300mg/lít. Giới hạn an toàn cao nhất là 500mg/lít.

Với nguồn nước có mức TDS dưới 50mg/lít (50ppm) thường là nước có độ tinh khiết khá cao, bạn có thể an tâm sử dụng.

Mặc dù chỉ số TDS rất quan trọng và được đưa vào bảng thành phần của sản phẩm nước uống nhưng đây chưa phải là tiêu chí duy nhất để xác định nguồn nước có đủ tiêu chuẩn hay không.

Theo thông tin từ Bộ Y Tế thì có đến 109 chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất có trong nước ví dụ như màu sắc, mùi vị, độ đục trong, pH, vi sinh vật,các hàm lượng vô cơ và hữu cơ khác,…

TDS càng cao thì càng có hại?

Như đã nói ở trên, TDS là chỉ số chất rắn hòa tan trong nước. Vì vậy, về lý thuyết, TDS càng thấp thì mức chất rắn có trong nước càng ít và sẽ an toàn hơn với người dùng, mức độ TDS thường gặp nhất là sản phẩm nước tinh khiết như Aquafina, Dasani có TDS < 50mg/l.

Tuy nhiên, cơ thể con người luôn cần phải được bổ sung những khoáng chất như canxi, natri, kali,..

Thế nên, nước có chỉ số TDS từ 300 – 500 mg/l (300ppm – 500ppm) sẽ là ngưỡng vừa đủ để bạn có thể an tâm sử dụng, vừa an toàn, vừa bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

Nhưng bạn không nên uống trực tiếp thường xuyên. Cơ thể bạn cần có thời gian hấp thu và đào thải nên bạn hãy kiểm soát lượng khoáng bổ sung vào người nhé.

TDSMỨC ĐỘ AN TOÀN
<50 mg/lAn Toàn: Đây là nước tinh khiết, gần như không chứa khoáng chất
50-100 mg/lÍt khoáng: Nước được lọc qua các hệ thống lọc như máy lọc, có lượng khoáng ít
100-200 mg/lKhoáng vừa đủ: Nước có lượng khoáng vừa phải
200-300 mg/lNhiều khoáng: Nước có độ cứng nhẹ, chứa nhiều khoáng
300-500 mg/lQuá nhiều khoáng: Nước có độ cứng cao, chứa rất nhiều khoáng, cần chú ý khi sử dụng hàng ngày.
Trên 500 mg/lNước ô nhiễm: Nước có quá nhiều tạp chất, không nên sử dụng
Mức độ an toàn của nước dựa vào chỉ số TDS

Làm sao để kiểm tra TDS trong nước?

Bạn có thể kiểm tra TDS có trong nước thông qua hai cách phổ biến sau:

Kiểm tra trên bao bì sản phẩm

Đa phần các sản phẩm nước khoáng đóng chai đều có đầy đủ thông tin chỉ số TDS trên bao bì, bạn có thể xem thông tin này ngay trên sản phẩm mình dùng.

Đối với sản phẩm là nước tinh khiết thì bạn sẽ ít gặp hơn.

tds vinhhao

Kiểm tra bằng bút thử TDS

Cách thức này thường dùng cho nguồn nước và máy lọc nước tại nhà. Bạn có thể đặt mua bút thử TDS trên các trang thương mại điện tử và thực hiện đo chỉ số này với nguồn nước bạn muốn kiểm tra.

Thông số TDS của vài sản phẩm phổ biến

Sản PhẩmTDS (mg/l)
Lavie310 – 390 mg/l
Lavie Viva<50 mg/l
Vĩnh Hảo375 mg/l
Vĩnh Hảo Vihawa<50 mg/l
Aquafina<50 mg/l
Satori<50 mg/l
Ion Life~ 180 mg/l
Bảng TDS tham khảo của một số sản phẩm phổ biến

TDS là chỉ số thể hiện lượng chất rắn hòa tan có trong nước, giúp người dùng có thể kiểm tra nhanh chất lượng nước mình dùng. Mong rằng bài viết này sẽ có đủ thông tin hữu ích mà bạn cần về TDS, cảm ơn bạn đã tham khảo.