Mâm cúng tất niên gồm những gì? Cần bày trí ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Tất niên là nghi lễ cúng được thực hiện vào những ngày cuối năm âm lịch.
Phần lớn các gia đình đều cúng vào ngày cuối cùng của năm tức là đêm 30 tháng chạp. Cũng có gia đình sẽ cúng sớm hơn vì nhiều lý do như ở trọ hay là về quê ăn Tết.
Vào ngày này, gia đình sẽ bày biện mâm cúng, khấn vái tổ tiên, đất trời để tạ ơn những điều tốt đẹp trong năm qua.
Mâm cúng tất niên thường được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đầy đủ các món ăn đặc trưng của ngày Tết.
Bên cạnh trang trí cho đẹp thì mâm cúng đủ đầy còn thể hiện mong ước cho một năm thật sung túc, thành công.
1. Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Theo ông bà tổ tiên, mâm cúng tất niên thường gồm:
- Mâm ngũ quả
- Hương hoa
- Giấy tiền vàng mã
- Đèn nến
- Tràu cau
- Trà rượu
- Bánh chưng
- Mâm thức ăn (Chay hoặc mặn)
Trong đó, mâm ngũ quả, hương hoa sẽ đặt trên bàn thờ tổ tiên và thờ cúng suốt Tết. Ở trước bàn thờ, sẽ được đặt một bàn chữ nhật thấp để đặt mâm cúng tất niên.
Truyền thống xưa thường dùng số 5 để thể hiện 5 hướng của trời đất, ngũ hành của vạn vật nên mâm ngũ quả sẽ được bày trí bằng 5 quả chính.
Mỗi vùng miền sẽ có quan niệm khác nhau về 5 loại quả này, thông thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài đọc trại thành ‘cầu vừa đủ xài’.
Có nơi còn quan niệm 5 loại quả ứng với 5 màu khác nhau để thể hiện ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Tuy vậy sau nhiều năm phát triển văn hóa, mâm ngũ quả giờ không chỉ có 5 mà còn rất nhiều quả trái xung quanh để gia đình có thể trang trí, trưng bày cho đẹp vào ngày Tết.
Mâm cúng tất niên có thể là mâm chay hoặc mặn tùy vào điều kiện và tính ngưỡng của gia đình.
Mâm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ cũng đừng nên chuẩn bị sơ sài vì mâm cúng cuối năm là thể hiện thành ý cũng như mong muốn sự sung túc cho một năm mới.
Mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí cũng như chuẩn bị món ăn cho mâm cúng khác nhau, gia đình có thể tham khảo thêm gợi ý mâm cúng cho từng vùng dưới đây nhé.
Miền Bắc
Miền Bắc là nơi hội tụ tinh hoa, văn hóa, truyền thống của dân tộc nên người miền Bắc thường chuẩn bị rất tỉ mỉ và chu đáo.
Mâm cúng của họ thường sẽ có gà luộc, canh măn, giò lụa, nem rán, miến xào, xôi và bánh chưng, chè kho,…
Miền Trung
Không quá cầu kỳ như người Bắc, các món ăn của người miền Trung thường sẽ có giò lụa, thịt gà, thịt heo, chè kê, bánh tét hay bánh chưng ăn kèm với đĩa hành muối,…
Miền Nam
Vào tiết trời xuân, miền Nam thường có khí hậu ôn hòa và có xu hướng nóng hơn so với 2 miền còn lại, nên người miền Nam thích những món như gà luộc, khổ qua, thịt kho trứng, chả giò, gỏi, chè trôi nước và bánh tét ăn kèm với củ kiệu,…
Mâm cúng chay
Nếu gia đình cúng chay, mâm cỗ tất niên gồm;
- Canh nấm
- Đậu hũ xào nấm tươi
- Miến xào chay
- Giò, chả chay
- Xôi gấc
- Chè trôi nước
- …
2. Câu hỏi thường gặp
Cúng tất niên bao nhiêu chén chè?
Cúng tất niên là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và chư vị thần tiên, gia chủ có thể cúng số lượng tùy theo tâm ý của mình. Bởi điều quan trọng trong phong tục là sự chân thành và lòng hiếu kính của gia đình.
Thông thường gia đình có thể dựa vào số lượng chư thần, ông bà tổ tiên đang thờ tại nhà để ước định số chè gia đình sẽ cúng. Hoặc gia đình có thểm tham khảo gợi ý như sau:
- 1 chén thượng trưng cho trời đất, âm dương hòa hợp.
- 3 chén tượng trưng cho 2 ông 1 bà, dùng rước ông Táo về nhà trong đêm Tất niên.
- 4 chén tượng trưng cho người đã khuất ở tứ phương.
- 5 chén mang ý nghĩa 5 hướng hay ngũ hành.
- 6 chén mang ý nghĩa cho lục hoàn (Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, kiến hòa, lợi hòa, giới hòa)
Cúng tất niên bao nhiêu chén cơm?
Trong các tài liệu về văn hóa thờ cúng, không có quy định bao nhiêu chén cơm trong mâm cúng tất niên.
Người miền Bắc họ thường bới 1 đến 5 bát cơm. Còn người miền Nam thường sẽ bới 4 bát cơm, nếu mâm lớn hơn có thể bới 6 hoặc 8 bát.
Hoặc gia đình có thể dựa vào số lượng chư tiên, ông bà thờ cúng tại nhà để ước lượng chén cơm trong mâm cúng.
Cúng tất niên đặt gà quay vào hay quay ra?
Ông bà quan niệm gà trống là vật tế lễ cho thần linh, bởi người dân hi vọng tiếng gà gáy sẽ đánh thức mặt trời, mang lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Khi cúng tất niên, gia chủ cần chú ý đặt gà như sau:
- Cúng ngoài trời: Gà đặt đầu hướng ra ngòa với ý nghĩa mời gọi ánh nắng mặt trời vào nhà mình, mong một năm gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
- Cúng trong nhà: Gà quay đầu vào trong, hướng về bát hương với tư thế mở miệng, ngậm hoa, chân quỳ và cánh duỗi ra. Như vậy thể hiện con gà đang chầu, thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên.
Theo quan niệm của các cụ thì gà luộc nguyên con không thể thiếu trong mâm cúng, dù vậy khi đất nước phát triển thì nhiều nghi thức cũng đơn giản hóa hơn, gia đình không nhất thiết phải có gà luộc trong mâm cỗ.
Mâm cỗ không cần phải quá khắc khe mà chỉ cần chuẩn bị đủ đầy và tỏ lòng thành kính là được.
Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?
Theo các chuyên gia về văn hóa truyền thống dân tộc thì mâm cúng tất niên chỉ cần thực hiện trong nhà tại bàn thờ tổ tiên là đủ.
Nếu gia đình nào có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời và điều này không bắt buộc.
Cúng tất niên là nghi thức cúng quan trọng dịp cuối năm, đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và chuẩn bị cho năm mới. Gia đình cần chú ý chuẩn bị mâm cúng tất niên thật kỹ lưỡng để một năm thật sung túc, thịnh vượng.
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Thùng nước tinh khiết Satori 1.5L (12 Chai)
Nước tinh khiết Satori 19L bình úp có vòi
Nước tinh khiết Vĩnh Hảo Vihawa 20L bình úp không vòi
Nước tinh khiết Vĩnh Hảo Vihawa 20L bình có vòi
Xem tất cả sản phẩm...