Mâm cúng Giao thừa Tết Nguyên Đán gồm những gì?

mam cung giao thua thumb

Mâm cúng giao thừa 3 miền Bắc, Trung, Nam gồm những gì, gia đình cùng tìm hiểu ngay nhé.

Khi đồng hồ điểm 12 giờ vào đêm giao thừa, gia chủ sẽ tiến hành cúng Giao thừa để cầu mong một năm mới An Khang, Thịnh Vượng cũng như mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng con cháu.

Lễ cúng giao thừa gia chủ sẽ chuẩn bị gồm văn khấn, vàng mã, mâm cúng. Trong đó mâm cúng Giao thừa cần phải thật chỉn chu, kỹ lưỡng, đầy đủ để tỏ lòng thành kính với trời đất, với gia tiên và cũng như là thể hiện lòng mong muốn một năm thật đủ đầy.

Mâm cúng Giao thừa cũng không quá khác biệt so với mâm cúng Tất niên hay mâm cúng ông Táo. Tùy vào văn hóa vùng miền, kinh tế gia đình mà mọi người có thể chuẩn bị mâm cúng cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Dưới đây ALÔ Nước Suối xin gợi ý mâm cúng Giao thừa và những lưu ý cần biết khi chuẩn bị mâm cúng nhé.

1. Mâm cúng Giao thừa ngày Tết

Mâm cúng giao thừa truyền thống luôn sẽ có những món ăn đặc trưng vào ngày Tết. Mỗi vùng miền sẽ khác nhau về nền ẩm thực nhưng thông thường luôn có gà trống luộc, mâm ngũ quả, xôi chè, bánh chưng.

Sau nhiều năm phát triển và tiếp cận thời đại, mâm cúng giao thừa của người Việt không còn gói gọn vào vài món ăn truyền thống, mà giờ đây người Việt đã sáng tạo hơn, học hỏi nhiều tinh hoa của nước bạn để có thêm những món ăn ngon, bắt mắt trong thời khắc quan trọng nhất năm này.

Mâm cúng Giao thừa miền Bắc

mam cung ong tao mien nam

Mâm cúng giao thừa của người Bắc thường có thịt đông, canh mọc, nem nướng và giò. Ngoài ra quan niệm của người Bắc là mâm cúng phải luôn có gà trống, vì gà trống đại diện cho tiếng gáy báo hiệu một khởi đầu thật suôn sẻ, may mắn, cũng như một năm mới thật bội thu.

mam cung giao thua 3

Mâm cúng Giao thừa miền Nam

mam com tet nguyen dan mien nam

Mâm cúng người miền Nam thường sẽ đơn giản hơn so với người miền Bắc. Người miền Nam đề cao sự đơn giản, không cần những món ăn cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần những món dễ nấu như thịt kho trứng, bún xào, chả giò, bánh tét ăn cùng củ kiệu, dưa mắm.

Trong mâm cúng của người miền Nam có thể có hoặc không cần có gà luộc nhưng nhất thiết mọi người đều chuẩn bị một bát canh khổ qua, tỏ ý mong một năm mới mọi cực khổ sẽ vơi đi, mọi phước lành sẽ đến với mình.

Mâm cúng Giao thừa miền Trung

mam cung giao thua 2

Mâm cúng giao thừa của người miền trung không quá khác biệt với người miền bắc nhưng vẫn không kém phần đặc trưng khi trong mâm cơm luôn xuất hiện nem chua, chả bò, thịt ngâm nước mắm.

Mâm cúng Giao thừa chay

mam cung ong tao chay

Với những gia đình ăn chay hay gia tiên có người theo đạo thì có thể chuẩn bị mâm cúng chay gồm những món như chả giò chay, canh mọc, bún xào rau cải, chả giò chay, xôi chè,…

2. Lưu ý và câu hỏi thường gặp

Mâm cúng giao thừa đặt ở đâu?

Khi cúng giao thừa, gia chủ chú ý làm hai mâm cỗ, một mâm ở trong nhà, một mâm ở ngoài trời.

Mâm cỗ trong nhà gia chủ đặt tai bàn thờ gia tiên, mâm cúng ngoài trời có thể đặt ở sân hoặc nếu gia đình không có sân thì có thể đặt tại cửa chính trong nhà.

Cúng giao thừa bằng gà mái có được không?

Theo phong tục Việt xưa, cúng giao thừa sẽ dùng gà trống vì gà trống sẽ cất tiếng gáy báo hiệu một năm mới đã đến. Thế nên gia chủ nên dùng gà trống để cúng cho đúng theo tập quán ngàn xưa.

Dù vậy với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc cúng gà không còn quá quan trọng, gia đình có thể cúng gà hoặc không, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của gia đình khi tiến hành cúng giao thừa.

mam cung giao thua

Cúng giao thừa đầu gà quay hướng nào?

Gà luộc sẽ luộc nguyên con vàng ươm, được đặt trên dĩa với tư thế ngẩng cao đầu, miệng ngậm hoa, cánh dang rộng, chân quỳ xuống và hướng vào bàn thờ gia tiên để tỏ lòng tôn kính.

Cúng giao thừa bao nhiêu chén chè?

Không có quy định chung về số lượng chén chè trong mâm cúng. Gia chủ có thể dựa vào số lượng chư thiên, gia tiên được thờ cúng tại nhà để chuẩn bị số lượng chè cho đúng.

Hoặc với mâm cúng đặt tại gia tiên hay mâm cúng ngoài trời gia chủ có thể chỉ cần chuẩn bị 3 chén chè tượng trưng cho tam cõi: trời, đất và người. Ngoài ra tam trong tiếng hoa có âm gần với ‘Tài’ tượng trưng cho sự phát tài trong năm mới.

Cúng giao thừa là lễ cúng rất quan trọng, gia chủ cần phải chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng đặc biệt là mâm cúng sao cho đủ để bày tỏ lòng thành, mong cầu một năm mới đủ đầy.