Cách cúng Giao thừa Tết Nguyên Đán 2024

cung giao thua thumb

Hướng dẫn nghi thức cúng giao thừa đơn giản vào Tết Nguyên Đán 2024 này. Đón xem những thông tin thú vị nhé.

Sau khi cúng mời ông Táo về ăn Tết, vào đêm giao thừa, đồng hồ điểm 12 giờ, gia đình sẽ tiến hành cúng Giao thừa, bắt đầu một năm mới cũng như đón mời tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Cúng giao thừa là lễ cúng rất quan trọng nên gia đình không được sai sót. Vậy cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Cúng giao thừa vào ngày nào?

Cúng giao thừa được thực hiện vào 12 giờ đêm ngày cuối cùng của tháng chạp.

Với năm đủ là đêm 30 tháng chạp, với năm thiếu thì sẽ tiến hành vào đêm 29 tháng chạp.

Năm 2023 âm lịch là năm đủ nên lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành vào 12 giờ đêm ngày 30 tháng chạp tức Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2024.

cung tat nien 5

2. Lễ cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa rất quan trọng, gia đình cần chú ý chuẩn bị thật đầy đủ, tránh tình trạng thiếu sót.

Lễ cúng giao thừa bao gồm:

  • Vàng mã
  • Bộ mũ áo thần linh
  • Nhang đèn
  • Gạo muối
  • Mâm cúng giao thừa
  • Văn khấn

Trong đó, vàng mã và bộ mũ áo thần linh bạn có thể mua tại các cửa hàng vàng mã.

Vào các ngày cận Tết, chợ truyền thống và cửa hàng vàng mã họ sẽ bán ‘Nguyên bộ’ cúng giao thừa.

Bạn hãy mua bộ cúng này để đảm bảo không thiếu sót cho nghi thức cúng.

vang ma cung tet

Về nhang đèn, hãy chuẩn bị cho mâm cúng bàn thờ gia tiên, mâm cúng ngoài trời, bàn thờ chư tiên trong nhà mỗi bàn 1 cặp đèn.

Mâm cúng giao thừa

Mâm cúng đêm giao thừa không có gì quá khác biệt so với mâm cúng ông Táo mâm cúng Tất niên.

Nhưng vì đây là lễ cúng đầu tiên bắt đầu cho một năm mới, gia chủ hãy lưu ý chuẩn bị tươm tất chỉn chu hơn với những món ăn đặc trưng như canh khổ qua, thịt kho tàu, xôi chè, bánh mứt,…

Đừng quên chuẩn bị mâm ngũ quả truyền thống, hoa tươi trên bàn thờ cũng như mâm cúng ngoài trời nhé.

Nếu gia chủ có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm gà trống luộc được đặt với tư thế ngẩng cao cầu, cánh dang rộng, miệng ngậm hoa, chân quỳ xuống, đầu hướng vào bát hương.

Điều này là do tín ngưỡng xưa khi các gia đình Việt đại đa số là người làm nông.

Người xưa quan niệm gà trống là đại diện cho một khởi đầu mới, cúng gà trống tượng trưng cho tiếng gáy đầu tiên của năm mới, vang vọng khắp đất trời, cầu mong chư thiên ban cho một năm mưa thuận gió hòa, lúa thốc đầy đồng.

Giờ đây, kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, việc cúng gà trống không còn là điều bắt buộc trong mâm cúng giao thừa nữa. Dù vậy gia đình cũng nên chuẩn bị để không khí Tết thật là nồng nhiệt nhé.

Gia đình lưu ý thêm cần chuẩn bị hai mâm cúng. Một mâm trong nhà đặt tại bàn thờ gia tiên, một mâm đặt ngoài sân hoặc ở cửa chính trong nhà.

cung giao thua ngoai troi
Người dân chuẩn bị mâm cúng Giao thừa ngoài trời

Văn khấn giao thừa

Theo sách “Tục thờ cúng của người Việt” của tác giả Bùi Xuân Mỹ, do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành ghi rằng: Sau khi bày lễ, gia chủ thắp đèn, thắp hương xong sẽ tiến hành chắp tay hướng về mâm lễ ngoài trời và đọc văn khấn giao thừa.

van khan giao thua 2 scaled

Sau khi đọc văn khấn ngoài trời xong, gia chủ sẽ đứng trước bàn thờ tổ tiên và khấn:

van khan giao thua 1

Các bước cúng giao thừa

  • Bày mâm lễ
  • Thắp hương
  • Đọc văn khấn
  • Đốt vàng mã cùng văn khấn sau khi nhang tàn hoặc đã cháy hết 2/3
cung giao thua ngoai troi 1
Gia chủ đọc văn khấn cúng Giao thừa

3. Lưu ý và câu hỏi thường gặp

Vì là nghi lễ cúng đầu tiên trong năm mới, nên gia chủ cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, tránh tình trạng thiếu sót, tạo cảm giác không đầy đủ trong năm mới.
  • Khi đọc văn khấn cần đọc to rõ, để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chư thiên.
  • Tránh to tiếng, xích mích các thành viên trong gia đình.

Ngoài những điều trên, gia chủ có thể tham khảo những thông tin qua các câu hỏi thường gặp sau đây.

Mâm cúng giao thừa đặt tại đâu?

Thông thường gia đình cần chuẩn bị hai mâm cúng. Một mâm đặt tại bàn thờ gia tiên, một mâm đặt tại sân hoặc cửa chính trong nhà.

Nếu nhà bạn không có sân hay cửa chính chật hẹp nhưng lại có ban công hay sân thượng thì bạn có thể đặt mâm cúng tại đây.

cung giao thua ngoai troi 2
Người dân chuẩn bị mâm cúng Giao thừa ngoài trời

Cúng giao thừa bao nhiêu ngọn nến?

Trên mỗi mâm cúng cần có 1 bát hương và 2 ngọn nến hoặc đèn dầu đặt hai bên bát hương.

Ngoài ra gia chủ cũng cần chuẩn bị cặp đèn cho cả bàn thờ chư thiên như bàn thờ Phật, Thần Tài, ông Táo,…

Cúng giao thừa bao nhiêu chung nước?

Tùy vào tập tục dân gian tại mỗi địa phương mà người dân sẽ cúng số ly nước khác nhau nhưng nếu gia chủ không biết thì có thể tham khảo quy tắc chung thế này:

  • Cúng giao thừa ngoài trời: 1 hoặc 3 chén nước
  • Cúng giao thừa trong nhà: 1 hoặc 3 hay 5 chén nước

Cúng giao thừa trước 12 giờ được không?

Theo phong tục người Việt, ta có thể cúng giao thừa trước và sau 12 giờ đêm. Tuy nhiên gia chủ nên cúng từ 11 giờ đến 1 giờ sáng vì đây là khung giờ đẹp nhất.

Gạo muối cúng giao thừa xong làm gì?

Rất ít tài liệu ghi chép lại gạo muối sau khi cúng cần phải làm gì? Chủ yếu là quan niệm cũng như tín ngưỡng địa phương mà thực hiện.

Có người cho rằng, gạo muối sau khi cúng thì nên giữ lại để cầu may cho cả năm.

Có người thì cho rằng sau khi cúng xong, gạo muối cần rải xung quanh nhà để xua đuổi tà ma, bố thí cô hồn, mang điều lành đến cho gia đình.

Dù là ở hình thức nào, các chuyên gia phong thủy đều nhận định quan trọng nhất vẫn là gia đình cần phải thành tâm.

Cúng giao thừa là nghi lễ rất quan trọng dịp Tết Nguyên Đán, gia chủ cần chú ý thực hiện kỹ lưỡng, tránh sai sót diễn ra. Mong rằng bài viết về ‘Cách cúng giao thừa’ này sẽ phần nào giúp gia chủ thực hiện dễ dàng hơn vào dịp Tết.