Ông Công ông Táo là ai? Sự tích và nét văn hóa ngày Tết

ong cong ong tao la ai tet

Đến gần ngày Tết thì mỗi gia đình đều bày mâm cúng ông Táo. Vậy ông Công ông Táo là ai và sự tích về các vị này như thế nào?

Hằng năm cứ đến 23 tháng chạp, mỗi gia đình đều tất bật sửa soạn mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Người thì chuẩn bị xôi chè, người thì ra chợ mua con cá chép, tất cả đều mong muốn một năm thật ấm no, bình an và hạnh phúc.

Thế nhưng đã trải qua biết bao nổi bánh chưng rồi, liệu bạn có biết về sự tích ra đời ông Công ông Táo không? Cùng tìm hiểu xem ông Công ông Táo là ai nhé.

1. Ông Công ông Táo là ai?

Theo trang Báo điện tử Chính Phủ, Táo Quân (灶君) hay còn gọi là ông Công ông Táo, được dân gian xem là người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình.

Tên đầy đủ của vị thần này theo tiếng Hán là “Đông trù Tư mệnh Cửu linh Nguyên vương Định phước Thần quân”, tục xưng Táo quân hoặc Táo vương.

Theo truyền thyết, Táo Quân được Ngọc Hoàng sắc phong là “Ngọc thanh Phụ tướng Cửu thiên Đông trù Tư mệnh Táo vương Chân quân”. Trong đó, “Đông Trù” và “Táo” trong tiếng Hán đều có nghĩa là “Nhà bếp”.

2. Sự tích ông Công ông Táo

Truyện “Hai ông một bà”

Có rất nhiều truyền thuyết về ông Công, ông Táo. Theo đạo giáo Trung Hoa, ông Công ông Táo là hai ông và một bà gồm: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Nhưng cũng có người bảo rằng ông Táo tức là người trông coi việc bếp núc trong mỗi gia đình.

Còn tín ngưỡng dân gian người Việt được lan truyền nhiều nhất là tích “Hai ông một bà”. Minh chứng, người Việt đến hiện nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao:

“Thế gian một vợ một chồng

Không như vua bếp hai ông một bà”

Ông Công ông Táo là ai
Tranh Đông Hồ – Táo Quân

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nọ, người chồng là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Vợ chồng đã lâu nhưng cả hai đều chưa có con nên sinh ra buồn phiền và hay mâu thuẫn.

Một hơm, cô vợ giận chồng vì bị đánh đập, Thị Nhi bỏ nhà ra đi. Tha hương khắp nơi, may sao Thị Nhi lại gặp Phạm Lang vô cùng quý mến mình, Thị Nhi sinh lòng yêu thương và quyết định tiến thêm bước nữa.

Còn Trọng Cao từ ngày vợ bỏ đi, không còn tinh thần làm ăn, cuối cùng phải đi ăn xin.

Ông bà bảo không sai, duyên nợ chưa dứt chẳng thể rời xa. Một hôm, chẳng hiểu vì sao, Trọng Cao lại đến xin ăn đúng ngay nhà của vợ chồng Thị Nhi.

Nhận ra ngay đây là chồng cũ của mình, Thị Nhi đón Trọng Cao vào nhà thăm hỏi. Bất chợt, Phạm Lang về, cô sợ chồng sinh lòng ghen tuông, nên bảo Phạm Lang lẩn trốn trong đám rơm ngoài vườn.

Trong lúc chờ vợ cơm nước, Phạm Lang ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Lúc đấy, Trọng Cao lại nhớ về những lần đối xử tệ bạc với vợ năm xưa, còn chồng hiện tại lại ân cần chu đáo với Thị Nhi nên hổ thẹn, muốn chuộc lỗi với vợ cũ và tránh cho Thị Nhi khó xử, Trọng Cao cam lòng chết thiêu trong đống rơm.

Thị Nhi thấy chồng đốt rơm, liền hốt hoảng chạy đến. Trong ánh lửa cháy ngùn ngụt, Thị Nhi vẫn thấy nụ cười của Trọng Cao. Hiểu được tấm lòng của chồng cũ, lại ân hận vì vô tình giết chết chàng, Thị Nhi cũng lao vào lửa, nguyện chết theo Trọng Cao.

Phạm Lang chứng kiến tất cả, thương vợ và ân hận vì gián tiếp gây ra cái chết của hai người, chàng cũng nhảy vào đống rơm và ra đi cùng họ.

Ngọc Hoàng cảm động trước ân nghĩa vợ chồng của cả ba người nên phong họ thành Táo Quân, hóa thân thành 3 chân của bếp lò, trông coi việc bếp núc dưới trần gian.

Mỗi người giữ một việc:

  • Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp (Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân).
  • Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa (Thổ địa Long mạch Tôn thần)
  • Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa (Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức Chính thần)

Vào 23 tháng chạp mỗi năm, cả 3 cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng, bẩm báo những sự việc quan trọng tại trần gian đã trải qua.

Vì vậy mà vào 23 tháng chạp hàng năm, mỗi gia đình đều bày mâm cúng ông Công ông Táo để tiễn ông về trời, mong ông hãy dâng sớ bày tỏ những mong muốn của dân gian để một năm mới trở nên an lành, tốt đẹp.

Truyền thuyết ông Táo của Trung Hoa

ong cong ong tao la ai tet 3

Văn hóa Trung Hoa có ít nhất 40 truyền thuyết về nguồn gốc Táo quân (Theo nhà nghiên cứu Werner).

Trong đó, phổ biến nhất là truyền thuyết về người tên Trương Táo Vương. Người này có người vợ rất đức hạnh, giỏi gian tên là Quách Đinh Hương.

Một thời gian sau, Trương Táo Vương có lòng dan díu với kỹ nữ là Lý Hải Đường. Ả ta xúi chàng bỏ vợ theo ả khiến Quách Đinh Hương tay trắng ra đi.

Cả hai chung sống với nhau nhưng gia cảnh dần suy sụp. Lý Hải Đường quay lại nghề cũ còn tên họ Trương thì nghèo túng, mù lòa và đành phải đi xin ăn.

Thời gian sau, tình cờ họ Trương đi lạc bước đến nhà vợ cũ. Quách Đinh Hương nhận ra chồng liền dọn món mì sợi ngày xưa hắn thích ăn.

Trương ăn mì và nhớ lại thời gian xưa rồi bật khóc. Đinh Hương gọi: “Trương Lang! Mở mắt ra!”, họ Trương chợt sáng mắt trở lại, nhìn thấy vợ cũ liền hổ thẹn, bèn chạy đi nhưng không may ngã vào bếp lò rồi chết cháy.

Đinh Hương cố hết sức kéo chân của chàng nhưng không cứu được còn làm chân của Trương Lang đứt rời.

Đinh Hương thương xót, bèn lập bàn thờ tại bếp lò. Từ đó có tục thờ Táo Quân và dụng cụ cào than trong bếp được người Trung Hoa gọi là Trương Lang Túc tức Chân Trương Lang.

Dân gian Trung Quốc cũng lưu truyền câu ca dao:

“Táo Thần vương gia bổn tính Trương

Nhất uyển thanh thủy tam táo hương”

Nghĩa là:

“Vua bếp vốn là người họ Trương

Cúng ngài một chén nước ba cây hương”

Còn rất nhiều truyền thuyết về ông Công ông Táo nhưng tựu chung đều giải thích về mục đích thờ cúng ông Táo bởi ông là vị thần trông coi bếp núc trong gia đình.

3. Ý nghĩa cúng ông Táo về trời

Văn hóa Á Đông rất quan trọng gian bếp của mình. Vì đây là nơi thể hiện niềm hạnh phúc cũng như nói lên sự “Ấm no” của dân chúng.

Nếu bữa cơm đầy đủ, bếp lò thường nóng, chứng tỏ dân chúng tại trần gian có mùa bội thu, ăn no áo ấm. Ngược lại, cứng tỏ dân gian gặp chuyên chẳng lành.

Vậy nên, Ngọc Hoàng mong muốn Táo Quân luôn giám sát mọi vấn đề tại dân gian, hàng năm bẩm báo đến Ngọc Hoàng.

Tục cúng ông Táo về trời cũng là một nghi thức để người dân thể hiện tâm ý biết ơn đến các vị thần, ngoài ra cũng là dịp để người dân gửi gấm ý nguyện, mong ông Táo tâu hết chuyện buồn vui tại dân gian, để Ngọc Hoàng có thể giúp đỡ dân chúng trở nên tốt đẹp hơn trong năm tiếp theo.

Ông Công ông Táo hay Táo Quân là vị thần luôn túc trực trong mỗi gian bếp của gia đình Việt. Việc tìm hiểu về sự tích Táo Quân, hiểu được ông Công ông Táo là ai sẽ giúp ta kết duyên thiện lành, thực hiện nghi thức thờ cung ông Táo dịp cuối năm hay trong năm trở nên đúng đắn hơn.

Xem thêm: