Sau đây là cách tính tiền nước sinh hoạt giúp bạn có thể kiểm tra và tự tính lượng nước sử dụng tại nhà mình.
Bỗng một ngày bạn thấy nước sinh hoạt nhà mình tăng cao và không biết hóa đơn có thật sự tính đúng? Đây là lúc bạn sẽ cần đến phương thức cách tính giá nước sinh hoạt cho gia đình mình.
Cùng tìm hiểu xem về giá nước sinh hoạt hiện tại và cách tính tiền nước tại nhà như thế nào nhé.
1. Nước máy bao nhiêu 1 khối
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu xem mỗi khối nước có giá bao nhiêu tiền?
Tùy vào mỗi địa phương mà sẽ có giá thành khác nhau theo quy định của nhà nước. Trong bài viết này, chúng mình sẽ thông tin đến các bạn giá nước của hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Xem thêm: 1 khối nước bằng bao nhiêu lít?
Giá nước sinh hoạt TP.HCM
Căn cứ theo Điều 1, Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND, quy định về giá nước sinh hoạt tại TP.HCM như sau:
Hộ gia đình:
- Định mức sử dụng từ 0 – 4 m3/người/tháng: 6.700đ/m3
- Định mức sử dụng từ 4 – 6 m3/người/tháng: 12.900đ/m3
- Định mức sử dụng trên 6 m3/người/tháng: 14.400đ/m3
Hộ nghèo và cận nghèo:
- Định mức sử dụng từ 0 – 4 m3/người/tháng: 6.300đ/m3
- Định mức sử dụng từ 4 – 6 m3/người/tháng: 12.900đ/m3
- Định mức sử dụng trên 6 m3/người/tháng: 14.400đ/m3
Doanh nghiệp:
- Đơn vị hành chính: 13.000đ/m3
- Doanh nghiệp sản xuất: 12.100đ/m3
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ: 21.300đ/m3
Chi phí khác:
- Thuế VAT: 5% (Tính trên giá bán)
- Tiền dịch vụ thoát nước (TDVTN): 2024 là 25%, năm 2025 là 30%
- Thuế TDVTN: 10%, 2024 được giảm còn 8%
Giá nước sinh hoạt TP. Hà Nội
Căn cứ theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND, giá nước theo hộ gia đình tại Hà Nội được chia thành 4 mức cụ thể như sau:
Hộ gia đình:
- Mức 1 (0-10m3): 8.500đ/m3
- Mức 2 (10-20m3): 9.900đ/m3
- Mức 3 (20-30m3): 16.000đ/m3
- Mức 4 (Từ 30m3 trở lên): 27.000đ/m3
Hộ nghèo và cận nghèo:
- Mức 1 (0-10m3): 5.973đ/m3
- Mức 2 (10-20m3): 9.900đ/m3
- Mức 3 (20-30m3): 16.000đ/m3
- Mức 4 (Từ 30m3 trở lên): 27.000đ/m3
Doanh nghiệp:
- Đơn vị sự nghiệp, phục vụ công cộng: 13.500đ/m3/tháng
- Cơ quan hành chính sự nghiệp: 13.500đ/m3/tháng
- Đơn vị sản xuất: 16.000đ/m3/tháng
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ: 29.000đ/m3/tháng
Chi phí khác:
- Thuế VAT: 5% (Tính trên giá bán)
- Phí bảo vệ môi trường: 10% (Tính trên giá bán)
2. Cách tính tiền nước sinh hoạt
Theo như biểu phí nước như trên, ta có thể thấy mỗi nơi sẽ có cách tính giá nước khác nhau.
Ở TP.HCM sẽ tính theo định mức nhân khẩu, còn ở Hà Nội sẽ tính theo đồng hồ. Như vậy, ta sẽ có 2 cách tính cụ thể như sau:
Cách tính tiền nước sinh hoạt theo đồng hồ
Cách tính này khá là đơn giản, áp dụng tại TP. Hà Nội và các vùng áp dụng theo biểu phí đồng hồ nước.
Đa phần chúng ta là khách hàng hộ gia đình sử dụng cho mục đích sinh hoạt thường ngày và muốn kiểm tra số tiền nước tháng này đã tính đúng hay chưa ta sẽ tính như sau:
Số tiền nước = Lượng nước theo định mức x giá tiền
Ví dụ:
Một hộ gia đình tại Hà Nội sử dụng 35m3 trong tháng này. Ta có thể thấy với 35m3, lượng nước tiêu thụ của gia đình đã đạt đến Mức 4, như vậy chi phí tiền nước mà gia đình cần thanh toán là:
- Mức 1 (10m3 đầu): 10 x 8.500đ = 85.000đ
- Mức 2 (10m3 tiếp theo):10 x 9.900đ = 99.000đ
- Mức 3 (10m3 tiếp theo):10 x 16.000đ/m3 = 160.000đ
- Mức 4 (Số m3 còn lại): 5 x 27.000đ/m3 = 135.000đ
- Giá bán nước chưa thuế: 479.000đ
Sau đó, chúng ta sẽ tính thêm thuế VAT, và phí bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước:
- 5% thuế VAT: 23.950đ
- 10% Phí bảo vệ môi trường: 47.900đ
- Giá nước cần thanh toán: 550.850đ
Cách tính tiền nước sinh hoạt theo nhân khẩu
Cách tính này tương đối phức tạp vì phụ thuộc vào số lượng nhân khẩu trong từng gia đình.
Có thể hiểu cách tính theo công thức như sau:
Lượng nước = Định mức sử dụng x số người
Số tiền nước = Lượng nước x giá tiền
Chúng ta tính cho đến khi hết Lượng nước sử dụng của tháng mà ta đã dùng.
Ví dụ:
Một hộ gia đinh tại TP.HCM có 6 người, sử dụng hết 38 m2, ta sẽ tính phí thanh toán tiền nước như sau:
- Định mức 0 – 4 m3/người/tháng (4m3 đầu tiên): 4 x 6 x 6.700đ = 160.800đ
- Định mức 4 – 6 m3/người/tháng (2m3 tiếp theo): 2 x 6 x 12.900đ = 154.800đ
Tính đến đây ta thấy chúng ta đã tính số tiền của 36 khối nước đầu tiên của hộ gia đình sử dụng, 2 khối còn lại ta sẽ tính như sau:
- Định mức trên 6 m3/người/tháng: 2 x 14.400đ = 28.000đ
- Giá bán nước chưa thuế là: 160.800 + 154.800 +28.000 = 343.600đ
Sau đó chúng ta sẽ tính thêm thuế VAT, tiền dịch vụ thoát nước (TDVTN) và thuế tiền dịch vụ thoát nước.
- 5% thuế VAT: 17.180đ
- 25% Tiền dịch vụ thoát nước (TDVTN): 85.900đ
- 8% Thuế TDVTN: 27.488đ
- Giá nước cần thanh toán: 474.168đ
Chú ý: Giá tiền, định mức sẽ tùy thuộc vào đơn vị cung cấp nước, số nhân khẩu bạn đăng ký với công ty cung cấp nước. Hãy liên hệ với công ty cung cấp nước cho gia đình của bạn để biết thêm thông tin chính xác.
Như vậy ALÔ Nước Suối đã hướng dẫn bạn cách tính tiền nước sinh hoạt theo 2 cách tính phổ biến hiện nay. Giá nước, định mức sẽ phụ thuộc vào khu vức sinh sống của bạn, hãy liên hệ với công ty cấp nước tại khu vực để được hỗ trợ tốt hơn.
Xem thêm:
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Nước tinh khiết LaVie Viva 18.5L bình úp có vòi
Thùng nước tinh khiết Satori 500ml (24 Chai)
Nước tinh khiết Vĩnh Hảo Vihawa 20L bình có vòi
Nước khoáng LaVie 19L bình úp không vòi
Xem tất cả sản phẩm...