Cúng đón ông bà ngày 30 Tết là lễ cúng rất quan trọng. Gia chủ lưu ý những điều sau để thực hiện lễ cúng đúng chuẩn.
Vào ngày cuối cùng của năm, gia chủ sẽ tiến hành thực hiện lễ cúng mời ông bà về ăn Tết. Đây là lễ cúng rất quan trọng, trước là bày tỏ lòng hiếu kính, tạ ơn tổ tiên đã độ trì một năm qua, sau là mời ông bà, tổ tiên về cùng ăn Tết với con cháu.
Vậy cách cúng đón ông bà vào ngày 30 Tết cụ thể như thế nào? ALÔ Nước Suối xin tổng hợp vài thông tin cần thiết để giúp gia chủ chuẩn bị nghi thức cúng đón ông bà ngày Tết cho đúng với văn hóa dân tộc nhé.
Ngày giờ cúng rước ông bà ăn Tết
Cúng rước ông bà về nhà ăn Tết sẽ được thực hiện vào ngày 30 tháng chạp (Với những năm tháng chạp thiếu thì tổ chức ngày 29).
Năm nay gia đình sẽ cúng vào ngày 29 tháng chạp, tức Thứ 3, ngày 28 tháng 1 năm 2025.
Gia chủ sẽ thực hiện cúng vào buổi trưa hoặc chiều. Những chuyên gia phong thủy và các cụ xưa quan niệm rằng buổi trưa là thời khắc dành cho người cõi trời nên thường lễ cúng sẽ thực hiện vào buổi trưa
Lễ vật rước ông bà ăn Tết
Gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng lễ vật cúng bao bồm:
- Văn khấn
- Giấy tiền vàng mã
- Cặp đèn cầy
- Bát hương hoặc chén gạo
- 03 cây hương
- 03 chung nước hoặc trà
- Mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Mâm cơm đón ông bà
Trong đó giấy tiền vàng mã bạn có thể mua cả bộ tại cửa hàng vàng mã gần nhà. Các cửa hàng vàng mã sẽ chuẩn bị theo bộ cho đúng với mục đích cúng bái để bạn tiện lựa chọn, tránh trường hợp bạn mua thiếu hoặc không đúng với phong tục tâm linh.
Ngoài ra, mâm cơm đón ông bà cũng cần được gia đình chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chỉn chu. Không cần quá nhiều món ngon, chỉ cần những món ăn đặc trưng ngày Tết tại địa phương của mình là được.
Mâm cơm không cần sang trọng nhưng cũng đừng chuẩn bị quá xuề xòa, gia chủ hãy chú ý chuẩn bị mâm cơm trông thật là đầy đủ để tỏ lòng thành kính cũng như là mong muốn một năm mới thật đủ đầy.
Mâm cỗ cúng đón ông bà ngày Tết sẽ được bày biện trước bàn thờ gia tiên hoặc ngoài sân.
Sau khi bày mâm cúng, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương, lên đèn, đọc văn khấn để mời ông bà về ăn Tết.
Hương tàn hoặc cháy được 2/3, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng văn khấn cùng giấy tiền đã chuẩn bị sẵn.
Những lưu ý khi cúng đón ông bà về ăn Tết
Các lễ cúng vào ngày cuối năm rất quan trọng, thể hiện lòng thành kính với gia tiên, gia chủ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ, tránh thiếu sót sẽ tạo cảm giác một năm sắp đến không được suôn sẻ.
Trong quá trình cúng bái, gia đình tránh các việc gây mất hòa khí, cãi vã.
Khi đọc văn khấn, gia chủ đọc to rõ, bày tỏ thành kính, cầu mong gia tiên ăn Tết với con cháu vui vẻ, độ trì cho gia đình một năm mới thật tốt đẹp.
Nhìn chung, cúng đón ông bà về ăn Tết không quá khác biệt so với các lễ cúng như cúng ông Táo, cúng Tất niên hay cúng giao thừa.
Tuy vậy gia đình cũng cần lưu ý và thực hiện lễ cúng đúng ngày giờ để gìn giữ nghi thức tâm linh mà truyền thống cha ông đã lưu truyền lại đến ngày nay.
Xem thêm:
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Thùng nước tinh khiết Satori 1.5L (12 Chai)
Chân kệ để bình nước 20L
Thùng nước khoáng LaVie 500ml (24 Chai)
Thùng nước tinh khiết Aquafina 1.5L (12 Chai)
Xem tất cả sản phẩm...