Mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết

nghi thuc cung don ong tao cung giao thua

Ngày 30 Tết gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cơm cúng ông bà, mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Vậy mâm cơm cúng ông bà gồm những gì? Cùng khám phá nhé.

Tết cổ truyền là ngày lễ cực kỳ quan trọng với người dân Việt, vào ngày này cả gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm cỗ để dâng lên tổ tiên, ông bà, tri ân bậc tiền nhân cũng như tỏ lòng hiếu kính, mời ông bà về nhà ăn Tết cùng con cháu.

1. Mâm cơm cúng ông bà ngày Tết

Ngày 30 Tết trong văn hóa người Việt rất quan trọng, không chỉ là ngày cuối cùng của năm mà đây còn là ngày đánh dấu thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới.

Thế nên tất cả những gì chuẩn bị cho lễ cúng đặc biệt là mâm cơm được người Việt thực hiện rất chỉn chu và kỹ lưỡng.

Đặc trưng trên mâm cơm của người Việt luôn có mâm ngũ quả, hoa Tết, bánh mứt kèm những vật phẩm trang trí đặc sắc ngày Tết.

Tùy vào từng địa phương, vùng miền mà mâm cơm sẽ được chuẩn bị với những món ăn khác nhau, nhìn chung tất cả đều là những món rất Tết như bánh chưng, bánh tét hay bánh giầy,…

Ở miền Bắc, người Bắc thường sẽ nấu một tô canh mọc, đĩa rau xào, thịt đông, nem rán và chè kho,…

Điểm đặc biệt ở mâm cúng của người Bắc là họ sẽ luôn có một con gà trống luộc trong mâm cỗ. Gà trống luộc vàng ươm, ngẩng cao đầu, cánh dang rộng như báo hiệu một năm mới chuẩn bị bắt đầu.

mam cung giao thua

Người miền Nam thì thường sẽ có món canh khổ qua đặc trưng, thịt kho trứng ăn kèm với củ kiệu, dưa muối,…

mam com tet nguyen dan mien nam

Thời gian gần đây khi đời sống trở nên khá giá hơn, các gia đình cũng bắt đầu bày biện mâm cúng với những món ăn ‘trendy’ như gà cuốn rau củ hay là thịt bò hầm rượu vang,…

Tựu chung, bên cạnh những món ăn đặc sắc ngày Tết của từng vùng miền, bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo thêm những món ăn ưa thích của các thành viên trong gia đình, nhưng đừng quên những kiêng kỵ về các món ăn ngày Tết nhé.

2. Những món ăn kiêng kỵ trên mâm cỗ

Dù thời nay xã hội đã cởi mở hơn, không còn bó hẹp với những món ăn đặc trưng nữa mà thay vào đó gia chủ có thể chế biến thêm những món ăn mình thích.

Nhưng ông bà cũng có câu: ‘Có thờ có thiêng, có kiêng có lành’, vì vậy các bạn đừng quên tránh những món ăn không nên ăn hay cúng vào ngày Tết nha.

Thịt chó, mèo, động vật quý hiếm

Những động vật xa với cuộc sống thường nhật của con người như chó, mèo hay các động vật quý hiếm không nên ăn vào ngày Tết.

Đặc biệt là những động vật có “linh tính” mạnh, theo quan niệm dân gian, những món ăn được chế biến từ những động vật này mang lại vận xui, không tốt cho năm mới.

Thịt vịt

Thịt gà thì có thể ăn nhưng thịt vịt thì nên hạn chế vì theo quan niệm ông bà ăn vịt đầu năm sẽ như con vịt lạch bà lạch bạch, làm ăn không được suôn sẻ.

Vịt lộn

Những ngày cuối năm và đầu năm là thời khắc đón nhận cát khí vào người nên nếu ăn vịt lộn sẽ ‘lộn ngược’ không may mắn.

Trên đây chỉ là những quan niệm dân gian mà ông bà xưa truyền lại để tránh nói đến những điều xui xẻo cho năm mới. Dù gia chủ không tin nhưng cũng không nên chuẩn bị cho mâm cỗ mà chỉ nên chuẩn bị riêng cho gia đình.

Trên đây là những gợi ý món ăn cho mâm cỗ cúng đón ông bà về ăn Tết, mong rằng những gợi ý trên sẽ giúp cho gia đình dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị cho một cái Tết ấm no, hạnh phúc.