Cùng tham khảo hướng dẫn cúng đưa ông Táo về trời sao cho đúng với văn hóa dân tộc ngày 23 tháng chạp.
23 tháng chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Vào ngày này, nhà nhà tất bật ngược xuôi chuẩn bị cúng ông Công ông Táo sao cho tươm tất nhất.
Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng biết cách cúng ông Táo làm sao cho đúng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
ALÔ Nước Suối xin chia sẻ những thông tin sau để giúp cho các bạn có thể an tâm trong nghi thức cúng ông Táo vào ngày này nhé.
1. Ngày giờ cúng ông Táo?
Đưa ông Táo về trời được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm.
Tết 2025 này, 23 tháng chạp nhằm Thứ 4 ngày 22/1/2025.
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, giờ cúng ông Táo nên được thực hiện vào giờ ngọ, tức từ 11 giờ đến 13 giờ.
Nhưng gia chủ nên thực hiện trước 12 giờ để tránh trễ giờ tốt vì quá trình nghi thức cúng cũng cần qua nhiều bước chuẩn bị và thực hiện.
Bên cạnh đó quan niệm dân gian cho rằng, giờ ông Táo về trời là 12 giờ, vì vậy nên cúng trước 12 giờ để ông Táo kịp bay về trời.
Tránh cúng quá trễ, như vậy sẽ không thể hiện lòng thành với chư thiên.
Ngày đón ông Táo trở về là đêm 30 giao thừa, gia chủ hãy cúng vào khoảng 23h đến 23h45.
Ngoài khung giờ trên, tại mỗi vùng miền cũng có quan niệm riêng về thời gian cúng ông Táo.
Tại miền Nam thường sẽ cúng ông Táo từ 20h00 đến 23h00 vì người miền Nam quan niệm thời điểm này là gia đình đã dùng xong bữa tối và không còn sử dụng bếp nữa.
Còn tại miền Trung thường sẽ cúng ông Táo vào đêm 22, rạng 23 âm lịch.
2. Cúng đưa ông Táo về trời
Chuẩn bị lễ vật
Lễ vật cúng ông Công ông Táo gia chủ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ, tránh mua thiếu. Lễ vật bao gồm:
- Mũ ông Công ông Táo: 3 chiếc, tượng trưng cho 2 ông 1 bà. Mũ Táo ông có hai cánh chuồn, Táo bà thì không.
- Áo và hia ông Táo
- Vàng mã chuyên dụng cúng ông Táo
- Nhang đèn
- Hoa tươi
- Cá chép (1 hoặc 3 con): Ở miền Bắc thường sẽ cúng cá chép sống được đặt trong chậu nước ngụ ý Cá chép hóa rồng đưa ông Táo về trời, sau khi cúng xong sẽ thả cá về sông. Ở miền Nam thường cúng cá chép giấy hay xôi chè có hình cá chép tượng trưng.
Những lễ vật này khi đến gần Tết bạn có thể dễ dàng mua tại chợ truyền thống hay phố hàng mã. Khi mua bạn có thể dặn người mua lấy trọn bộ lễ cúng đưa ông Táo và rước ông Táo về.
Hiện nay các chủ cửa hàng thường bán nguyên bộ như vậy để bạn không mất công mua từng thứ, vừa không đúng lại thiếu sót.
Mâm cúng ông Táo
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình, vùng miền cũng như tín ngưỡng mà có thể chọn làm mâm cúng mặn hay cúng chay đều được.
Cơ bản, một mâm cúng ông Táo thông thường bao gồm:
Mâm cúng miền Bắc
- 3 chung trà/nước suối/rượu
- 3 chén cơm
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- 1 con gà trống luộc (Có thể thay thế bằng thịt heo luộc hoặc thịt quay)
- 1 bát canh măng hoặc mọc
- 1 đĩa rau xào
- 1 đĩa chả rán, giò hay thịt đông
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa chè kho
- Cá chép (Sống hoặc nướng/rán)
Mâm cúng miền Nam
- 3 chung trà/nước suối/rượu
- 3 chén cơm
- 1 con gà luộc
- 1 đĩa thịt heo luộc
- 1 đĩa rau xào
- 1 đĩa chả giò
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 chén chè trôi nước
- Củ kiệu, củ cải muối
- Thịt kho tàu
- Canh khổ qua hoặc canh mọc
Mâm cúng chay
- 3 chung trà/nước suối
- 3 chén cơm
- Bánh chưng chay
- Tàu hũ kho chay
- Xôi gấc
- Giò lụa chay
- Canh nấm hay canh khổ qua chay
- Trái cây
Trên đây chỉ là gợi ý về mâm cỗ cúng ông Táo, tùy từng vùng miền, điều kiện gia đình bạn có thể chuẩn bị thêm những thức ăn, vật phẩm khác cho mâm cúng trở nên tươm tất hơn.
Vị trí và cách bày trí mâm cúng
Theo quan niệm dân gian, ông Táo là thần bếp nên nhiều gia đình nghĩ rằng nên đặt mâm cúng ngay tại bếp.
Quan niệm này là không sai nhưng nếu gia đình không có bàn thờ ông Táo hay gian bếp không thật sự tốt để đặt mâm cúng thì có thể đặt mâm cúng tại bàn thờ gia tiên vẫn được.
Văn khấn
Gia chủ hãy ghi tên, tuổi của các thành viên trong gia đình vào giấy để chuẩn bị cho bài văn khấn sẽ đọc trong lễ cúng ông Táo.
Văn cúng ông Công ông Táo theo sách ‘Văn khấn cổ truyền Việt Nam’:
Nghi thức cúng ông Táo
- Bày mâm cúng, lễ vật ông Công ông Táo.
- Thắp nhang, đọc văn khấn và khấn vái tiễn ông Công ông Táo về trời.
- Sau khi nhang tàn, gia chủ có thể đốt vàng mã và thả cá chép (Thả cá chép trước 12h).
3. Cúng đón ông Táo về
Cúng đón ông Táo về ăn Tết có nghi thức, mâm cúng tương tự như cúng đưa ông về trời. Chỉ khác ngày giờ cúng và văn khấn.
Vào đêm 30 Tết, lúc 23h00 – 23h45, bạn hãy thực hiện nghi thức cúng đón ông Táo về.
Văn khấn cúng đón ông Táo về:
3. Lưu ý và kiêng kỵ khi cúng ông Táo
Chuẩn bị đầy đủ
Hãy chuẩn bị mâm cúng, lễ vật và vật phẩm cúng đầy đủ, tránh tình trạng mua thiếu sẽ rất phiền và tạo cảm giác cho một năm không được trôi chảy.
Cúng đúng ngày giờ
Hãy cố gắng sắp xếp thời gian cúng đúng ngày giờ, đừng nên cúng quá sớm hay quá trễ.
Thành tâm khi thực hiện nghi lễ cúng ông Táo
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, gia chủ hãy thành tâm sám hối, quyết tâm sửa chữa sai lầm, cầu xin ông Táo tấu báo những điều tốt đẹp để Ngọc hoàng ban phúc cho gia đình.
Không ném cá chép
Hiện nay nhiều người thả cá chép một cách thiếu trách nhiệm. Thả cá còn nguyên trong bọc, thả cá từ trên cao hay quăng ném cá chép.
Thả cá chép là nét văn hóa phóng sanh rất đẹp của người Việt, ngụ ý tạo nên phúc lành, tránh những hành động sát sanh ngày cuối và đầu năm.
Vậy nên người thả cá cần thả từ từ xuống sống hoặc đến những điểm thả cá mà chính quyền địa phương tổ chức để nhờ họ thả giúp.
Không cúng tiền âm phủ
Ông Công ông Táo là thần tiên nên gia chủ lưu ý không cúng và đố tiền âm phủ. Chỉ hóa vàng các vật phẩm như mũ, áo, hia và vàng mã chuyên dụng để cúng ông Táo.
Không lau dọn bàn thờ trước khi cúng
Gia đình chỉ nên lau dọn bàn thờ, thay chân nhang sau khi cúng đưa ông Táo về trời.
Cúng ông Công ông Táo là nghi thức rất quan trọng vào ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Thế nên cúng ông Táo làm sao cho đúng, cho chuẩn theo văn hóa truyền thống là vấn đề mỗi gia chủ đều nên nắm rõ để hướng dẫn gia đình mình thực hiện.
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Thùng nước tinh khiết Satori 1.5L (12 Chai)
Thùng nước tinh khiết Aquafina 5L (4 Chai)
Nước tinh khiết Bidrico 19L bình úp không vòi
Thùng nước khoáng kiềm i-on Life 4.5L (4 Chai)
Xem tất cả sản phẩm...