Những thông tin cần thiết để giúp bạn làm lễ cúng tất niên cuối năm sao cho đúng với văn hóa dân tộc.
Những ngày cuối năm là những ngày mà các gia đình sẽ tất bật chuẩn bị những lễ cúng quan trọng chào đón một năm mới sắp đến.
Sau khi cúng ông Công ông Táo thì các ngày tiếp theo, gia chủ sẽ tiến hành cúng tất niên. Thông thường cúng tất niên sẽ trùng với ngày cúng mời ông Táo về ăn Tết luôn nhưng cũng có người cúng trước ngày này.
Tùy vào văn hóa tại mỗi vùng miền mà lễ cúng sẽ cần chuẩn bị những lễ vật, mâm cúng khác nhau, nhưng tựu chung thì những nghi lễ này đều có những điểm chung nhất định.
Cùng khám phá xem nghi lễ cúng tất niên cuối năm sẽ cần những gì nhé.
1. Cúng tất niên vào ngày nào?
Theo quan niệm người Việt, ngày cúng Tất niên sẽ là ngày cuối cùng trong năm. Với những năm đủ thì sẽ là ngày 30 tháng chạp, với năm thiếu thì sẽ là ngày 29 tháng chạp.
Năm 2025 này, 29 tháng chạp là ngày 28/1/2025 nên gia chủ có thể tiến hành cúng Tất niên vào ngày này. Tất niên thường được diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối trong ngày.
Không có quy định về giờ cúng Tất niên, nhiều gia đình sẽ cúng Tất niên trùng với thời điểm cúng Giao thừa, cũng có gia đình sẽ cúng trước khi cúng mời ông Táo về ăn Tết.
Nhìn chung gia đình có thể tùy ý sắp xếp cúng Tất niên vào thời gian thuận tiện cho gia đình, bạn bè đến chung vui vào dịp cuối năm.
Nếu gia đình chưa biết cúng ngày giờ cụ thể thế nào, có thể tham khảo vài ngày tốt trong năm:
Ngày 25 tháng Chạp (28/01/2025 dương lịch):
- Ngày Giáp Tý, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thìn.
- Giờ hoàng đạo (giờ tốt): Giáp Tý (23h-1h), Đinh Mão (5h-7h), Nhâm Thân (15h-17h), Ất Sửu (1h-3h), Canh Ngọ (11h-13h), Quý Dậu (17h-19h).
Ngày 23 tháng Chạp (28/01/2025 dương lịch):
- Ngày Nhâm Tuất, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thìn.
- Giờ hoàng đạo (giờ tốt): Nhâm Dần (3h-5h), Ất Tị (9h-11h), Kỷ Dậu (17h-19h), Giáp Thìn (7h-9h), Mậu Thân (15h-17h), Tân Hợi (21h-23h).
2. Lễ vật cúng tất niên
Lễ vật cúng tất niên bao gồm:
- Bộ vàng mã cúng tất niên
- Mâm cúng tất niên
- Văn khấn
Vàng mã cúng tất niên
Trong đó vàng mã cúng tất niên bạn có thể mua tại các cửa hàng vàng mã, họ sẽ bán cả bộ để bạn dễ sử dụng.
Thông thường vàng mã cúng tất niên bao gồm:
- Các đinh tiền
- Thếp vàng
- Quần áo đồ dùng cho gia tiên
- …
Mâm cúng tất niên
Mâm cúng tất niên cũng không khác nhiều so với mâm cúng ông Táo cả. Nhưng vì là ngày cuối cùng trong năm, cũng như mâm cúng có thể dùng để thiết đãi bạn bè, người thân trong nhà nên gia chủ có thể tùy ý bày biện thêm để trông đẹp và sung túc hơn.
Miền Bắc
Mâm cúng của họ thường sẽ có gà luộc, canh măn, giò lụa, nem rán, miến xào, xôi và bánh chưng, chè kho,…
Miền Trung
Người miền Trung thường sẽ có giò lụa, thịt gà, thịt heo, chè kê, bánh tét hay bánh chưng ăn kèm với đĩa hành muối,…
Miền Nam
Người miền Nam thích những món như gà luộc, khổ qua, thịt kho trứng, chả giò, gỏi, chè trôi nước và bánh tét ăn kèm với củ kiệu,…
Ngoài ra nếu gia chủ là người ăn chay thì có thể soạn mâm cúng chay để cúng tất niên vẫn được.
Mâm cúng tất niên chủ yếu là những món ăn đặc trưng ngày tết và không thể thiếu mâm ngũ quả đặc trưng nữa nhé.
Văn khấn tất niên
Khi tiến hành lễ cúng Tất niên, gia đình sẽ bày biện mâm cúng tại bàn thờ gia tiên hoặc đặt mâm cúng tại cửa chính trong nhà. Sau đó gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và đọc văn khấn tất niên.
Cuối cùng khi hương tàn hết hoặc tàn được 2/3, gia chủ có thể tiến hành hóa vàng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..(2)
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)
3. Lưu ý và câu hỏi thường gặp
Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ
Chuẩn bị mâm cúng, các vật dụng cúng thật đầy đủ và kỹ lưỡng, tránh tình trạng thiếu sót.
Ngoài ra khi tiến hành nghi lễ, gia chủ và gia đình cần nghiêm túc thực hiện, trang phục chỉn chu, đọc văn khấn to rõ để tỏ lòng thành đến chư thiên.
Mâm cúng tất niên đặt ở đâu?
Mâm cúng tất niên thường đặt ở bàn thờ gia tiên hoặc tại phòng khách, cửa chính của nhà. Một vài gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cúng trong nhà và ngoài trời.
Cúng tất niên có đốt vàng mã không?
Cúng tất niên có đốt vàng mã, gia đình cần chuẩn bị bộ vàng mã cúng tất niên được mua tại các cửa hàng vàng mã.
Cúng tất niên bao nhiêu cây nhang?
Có rất nhiều quan niệm về số lượng nhang sẽ cúng. Nếu gia chủ không quá cầu kỳ về phong thủy, hay tuân thủ theo nghi lễ của gia đình, vùng miền thì có hể thắp 3 nén nhang tượng trung cho 3 cõi trời, người và đất.
Có cần cúng tất niên không?
Với những gia đình không chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, ông bà thì cúng tất niên hoàn toàn không bắt buộc. Gia đình có thể về nhà đoàn tụ với gia đình và thắp hương tại bàn thờ gia tiên.
Nhưng cúng tất niên cũng là một nghi lễ rất tốt đẹp, đánh dấu một năm đã kết thúc, nên gia đình hoàn toàn có thể tổ chức cúng tất niên tại nhà hay công ty, mời bạn bè, đồng nghiệp đến chung vui với mục đích tri ân những gì đã nhận được trong suốt năm vừa qua.
Cúng tất niên là văn hóa tố đẹp của dân tộc ta, đánh dấu kết thúc một năm và tri ân tổ tiên, chư thiên đã giúp mình đạt được những thành quả trong năm đó.
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Thùng nước khoáng kiềm i-on Life 4.5L (4 Chai)
Nước khoáng LaVie 18.5L bình úp có vòi
Thùng nước tinh khiết Aquafina 500ml (24 Chai)
Thùng nước tinh khiết Aquafina 5L (4 Chai)
Xem tất cả sản phẩm...