Dưới đáy chai, hộp nhựa sẽ có ký hiệu phân biệt loại nhựa. Vậy những ký hiệu này có ý nghĩa thế nào? cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
Khi bạn sử dụng chai nhựa hay các sản phẩm được chế biến từ nhựa thông thường sẽ có ký hiệu tương tự thế này trên thân.
Vậy ký hiệu này có ý nghĩa thế nào, có bao nhiêu ký hiệu trên thân chai, hộp nhựa? ALÔ Nước Suối xin giải đáp những thắc mắc của các bạn ngay dưới đây nhé.
1. Ký hiệu các loại nhựa
Có đến 7 ký hiệu cho từng loại nhựa khác nhau được đánh số thứ tự từ 1 đến 7 tương ứng với từng loại nhựa công nghiệp.
Ký hiệu số 1: Nhựa PETE hoặc PET
Nhựa PET viết tắt của Polyethylene terephthalate là một trong những loại nhựa thông dụng nhất trên thị trường.
Nhựa PET khá an toàn cho sức khỏe, thường được sử dụng trên các sản phẩm đựng thực phẩm dạng lỏng như nước ngọt, bia, nước suối các loại, nước mắm, nước tương,…
Tuy vậy, theo các chuyên gia, nhựa PET chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất và bạn không nên tái sử dụng các loại chai nhựa này. Nhựa PET cũng có khả năng chịu nhiệt kém nên không thể sử dụng trong lò vi sóng.
Những chai nhựa PET sau khi đã qua sử dụng, các nhà sản xuất sẽ có phương án tái chế, súc rửa, loại trừ độc tố trước khi đưa ra thị trường một lần nữa.
Ký hiệu số 2: Nhựa HDP hay HDPE
Nhựa HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên lựa chọn loại nhựa này để đựng thực phẩm hàng ngày.
Nhựa HDP được xem như là an toàn nhất là bởi:
- Độ bền cao, ít biến dạng, trầy xước và chịu va đập rất tốt.
- Độ bền nhiệt cao, chịu được nhiệt độ đến 110 độ C, có thể sử dụng trong lò vi sóng ở công suất thấp (khoảng 800 W).
- Không tiết ra độc tố.
Vì vậy, loại nhựa này thường được ứng dụng để chế tạo chai nhựa HDPE, bình đựng sữa, các loại vật dụng đựng thực phẩm hàng ngày,…
Ký hiệu số 3: Nhựa PVC
Nhựa PVC thường được chế tạo làm bao bì, áo mưa, màng bọc thực phẩm. PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều độc hại như BPA và phtalates, có thể tan vào thực phẩm dưới tác động của nhiệt độ.
Vì vậy, loại nhựa này tuyệt đối không sử dụng để đựng thực phẩm nóng hay đặt gần các vật dụng tạo nhiệt cao như lò vi sóng, bếp nấu ăn.
Ký hiệu số 4: Nhựa LDPE
Nhựa LDPE (Low-Density-Polyethylene) có tính chất tương tự như là nhựa số 2 nhưng loại nhựa này khả năng chịu nhiệt kém hơn vì vậy không nên sử dụng trong lò vi sóng.
Ngoài ra loại nhựa này cũng có độ bền kém hơn, dễ gãy, vỡ và trầy xước.
Các sản phẩm từ nhựa LDPE thường thấy là chai lọ đựng hóa chất, túi và găng tay nylon,..
Ký hiệu số 5: Nhựa PP
Nhựa PP (Polypropylene) là loại nhựa có độ trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe nên được các chuyên gia khuyên dùng trong việc lưu trữ thực phẩm, nước uống.
Nhựa này có đặc tính hơi trong suốt, chịu được nhiệt từ 130 đến 170 độ và có thể sử dụng trong lò vi sóng từ 2 đến 3 phút.
Ký hiệu số 6: Nhựa PS
Nhựa PS, nhựa số 6 thường được thấy tại các hộp thức ăn nhanh. Loại nhựa này khi gặp nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với thực phẩm có tính axit trong thời gian dài rất dễ sản sinh ra chất độc. Vì vậy bạn cần cẩn thận khi sử dụng nhựa PS
Ký hiệu số 7: Nhựa PC (Khác)
Ký hiệu nhựa số 7 là những loại nhựa PC và những loại nhựa khác. Nhựa số 7 cực kỳ rẻ tiền thường dùng để sản xuất bình đựng nước, vật chứa hoát chất, các hộp thực phẩm như sữa chua, hộp mì, nhựa và bơ,…
Nhựa số 7 là loại nhựa rất độc hại do chứa Bisphenol A (BPA), một hợp chất có khả năng gây ung thư. Vì vậy người dùng cần cẩn thận với loại nhựa số 7 này.
2. Nên sử dụng loại nhựa nào?
Qua những thông tin trên, ALÔ Nước Suối xin đúc kết 5 loại nhựa bạn nên dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
KÝ HIỆU | TÊN NHỰA | LÒ VI SÓNG | TÁI SỬ DỤNG |
---|---|---|---|
1 | PET | Không dùng được trong lò vi sóng | Không nên tái sử dụng để đựng thực phẩm, thức uống |
2 | HDPE | Có thể sử dụng trong lò vi sóng ở công suất thấp (khoảng 800 W) | Có thể tái sử dụng để đựng thực phẩm |
4 | LDPE | Không dùng được trong lò vi sóng | Có thể tái sử dụng để đựng thực phẩm |
5 | PP | Có thể sử dụng trong lò vi sóng | Có thể tái sử dụng để đựng thực phẩm |
Tuyệt đối không sử dụng các loại nhựa có ký hiệu là 3, 6 và 7 cho mục đích đựng thực phẩm, thức uống mỗi ngày. Vì đây là loại nhựa có khả năng phản ứng hoát học, tiết ra độc tố gây hại cho sức khỏe.
3. Những ký hiệu khác
Như vậy là ALÔ Nước Suối đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về ký hiệu các loại nhựa phổ biến trên thị trường rồi. Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức lựa chọn loại nhựa phù hợp cho nhu cầu của mình.
Nguồn: Sanxuatnhua.com
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Nước tinh khiết Bidrico 19L bình có vòi
Thùng nước tinh khiết Satori 1.5L (12 Chai)
Nước khoáng LaVie 18.5L bình úp có vòi
Thùng nước khoáng kiềm i-on Life 330ml (24 Chai)
Xem tất cả sản phẩm...