Tết Trung Thu, một ngày khá quen thuộc với người Việt nhưng nguồn gốc ngày lễ này đến từ đâu và có ý nghĩa thế nào?
Ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm đều diễn ra những hoạt động vui chơi chào đón một cái Tết Trung Thu thật vui vẻ.
Vào ngày này, mọi người Việt đều mong muốn gia đình đoàn viên, cùng nhau ăn miếng bánh trung thu, ngắm lũ trẻ chơi đùa với những chiếc đèn lồng sặc sỡ.
Tôi nhớ như in vào những năm 2000, khi mà đất nước chưa hiện đại, các món đồ chơi điện tử vẫn chưa phổ biến như hiện nay thì lũ trẻ trong xóm cứ đến Tết Trung Thu là đua nhau lấy tre, lon, giấy để tự tay làm chiếc lồng đèn cho riêng mình.
Ấy thế mà sau bao nhiêu năm, giờ đây tôi mới hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của ngày Tết Trugn Thu này.
Nguồn gốc Tết Trung Thu – Đậm nét văn hóa Việt
Chẳng biết tự bao giờ mà Tết Trung Thu xuất hiện tại Việt Nam. Có người gọi là Tết Trung Thu vì nó được diễn ra vào giữa mùa thu.
Có người gọi là Tết Đoàn Viên vì vào dịp này các thành viên trong gia đình cùng xum họp chẳng khác nào ngày Tết Nguyên Đán cả.
Cũng có người gọi là Tết Thiếu Nhi vì dường như ngày này các hoạt động chính vẫn là dành cho tụi con nít cả.
Dân gian đặt cho rất nhiều cái tên, thể hiện sự yêu thích nhưng đến hiện nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào nói rõ nguồn gốc về ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam.
Nhiều giả thuyết cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Đường tại Trung Quốc khi Đường Huyền Tông quá si mê nàng Dương Quý Phi mà bỏ bê triều chính nên quần thần đã ép vua ban cái chết cho nàng.
Nhưng sau đó vua vẫn nhớ thương nàng, cảm động trước tình cảm của vua, các nàng tiên đã đưa vua lên trời gặp lại Dương Quý Phi và hứa vào mỗi đêm trăng sáng nhất của mùa thu sẽ đưa vua đến gặp nàng. Từ đó cứ mỗi đêm trăng rằm tháng 8, bá tánh đều tổ chức ngày hội vui mừng vì nhà vua được gặp lại người mình yêu mến.
Còn tại Việt Nam, nhiều giả thuyết cho rằng Tết Trung Thu diễn ra vào đời nhà Lý, vua Lý tổ chức ngày Tết Trung Thu để tạ ơn đất trời đã ban mưa thuận, gió hòa giúp mùa vụ nông dân tươi tốt (sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền – của tác giả Bùi Xuân Đính).
Tuy nhiên tôi lại rất thích giả thuyết khác về sự tích chú Cuội và chị Hằng.
Sách Tìm hiểu các ngày lễ tết trong năm (Nhà xuất bản Dân trí ấn hành, năm 2016), tác giả Bùi Sao cũng có nhắc đến Tết Trung Thu gắn liền với sự tích chị Hằng, chú Cuội.
Ngày 15 tháng 8 âm lịch, Ngọc Hoàng mở cuộc thi làm bánh, ai thắng cuộc sẽ được thực hiện một điều ước.
Hằng Nga được chú Cuội mách cho phương thức làm bánh, khi chiếc bánh được nướng lên có mùi thơm phức, vị ngon đặc biệt, bên ngoài là lớp bánh mỏng, bao bọc bên trong là lớp nhân.
Ngọc Hoàng ăn thử, tấm tắc khen ngon nên đã ban cho Hằng Nga một điều ước, nàng đã ước rằng mỗi năm khi đến ngày rằm tháng tám sẽ được xuống trần gian để vui chơi thỏa thích. Ngọc Hoàng liền chấp thuận và đặt tên cho ngày này là Tết Trung Thu.
Kể từ đó, dân gian có món bánh tròn, màu vàng nướng tựa như trăng rằm, người đời gọi là bánh Trung Thu. Và vào ngày này, các đứa trẻ đều thi nhau dùng đèn lồng để soi sáng cho chị Hằng và chú Cuội xuống trần gian vui chơi cùng mình.
Dù là giả thuyết hay sự tích nào thì Tết Trung Thu của người Việt đều mang đậm nét văn hóa rất đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Phong tục và hoạt động Tết Trung Thu của người Việt
Khác với nhiều quốc gia, Tết Trung Thu tại Việt Nam chú trọng sự ấm áp của gia đình, họ mong ngày này con cháu khắp nơi đều sum họp, trao cho nhau lời chúc, cùng nhau ăn bánh và ngắm trăng.
Còn lũ trẻ thì tha hồ mà vui chơi, cùng nhau rước đèn, thi với nhau làm những chiếc đèn to nhất, đẹp nhất.
Đặc biệt hơn, nhiều vùng còn có phong tục làm mâm cỗ với xôi chè, trái cây, có nhà khá giả hơn thì còn có gà, thịt, tất cả được bày biện đẹp mắt trên mâm cỗ để cúng rằm Trung Thu với hàm ý cảm ơn đất trời đã mang đến những điều tốt lành.
Sau khi cúng xong, các đứa trẻ sẽ tiến phá cỗ, như là một cách thức mang tiếng cười vào đêm trăng rằm.
Không chỉ như vậy, đường xá, phố phường cũng tích cực hưởng ứng trang trí trước mỗi nhà rất nhiều đèn lồng.
Có nơi còn tổ chức múa lân, diễu hành, nhầm mong muốn mang đến tiếng cười cho mọi người vào ngày này.
Ẩm thực đặc trưng ngày Trung Thu
Bánh Trung Thu
Tất nhiên chẳng thể nào thiếu đi loại bánh đặc trưng này rồi. Khi mà phố phường đâu đâu cũng thấy sạp bánh Trung Thu, mạng xã hội nhộn nhịp bán bánh Trung Thu là đã biết Trung Thu đã gần kề rồi đấy các bạn ạ.
Khác với những loại bánh Trung Thu xưa, bánh ngày nay nhiều họa tiết hơn, nhiều kích cỡ hơn. Có loại thì siêu to khổng lồ, có loại thì bé bé xinh xinh phục vụ hầu hết nhu cầu người dùng.
Chè trôi nước
Bánh trôi hay chè trôi nước mang hình tượng tròn trịa, ấm áp, mong muốn gia đình lúc nào cũng hòa thuận, sum vầy, thế nên loại chè này cũng không thể thiếu trong những dịp này.
Trà, bánh
Trà và các loại bánh như bánh cốm cũng chẳng thể thiếu trong đêm trăng rằm. Trà, bánh dường đã là một phần văn hóa không thể thiếu của người Việt rồi, vào những ngày đặc biệt, chén trà, miếng bánh luôn là những món mở đầu câu chuyện của gia đình.
Tết Trung Thu không biết tự bao giờ đã xuất hiện trong văn hóa người Việt. Dù là một ngày lễ được rất nhiều nước châu Á hưởng ứng nhưng Tết Trung Thu của người Việt luôn mang trong mình nét đặc trưng riêng chẳng thể nào hòa lẫn đi được.
Nguồn: Tổng Hợp
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Chân kệ để bình nước 20L
Nước tinh khiết Bidrico 19L bình úp không vòi
Thùng nước khoáng kiềm i-on Life 330ml (24 Chai)
Thùng nước tinh khiết Aquafina 500ml (24 Chai)
Xem tất cả sản phẩm...