Liệt kê các lễ cúng quan trọng nhân dịp Tết đến xuân về. Hãy ghi chú lại để chuẩn bị cho dịp Tết này nhé.
Tết Nguyên Đán là kỳ nghỉ quan trọng của dân tộc Việt. Vào các ngày này, nhà nhà đều tất bật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mua sắm quần áo mới, chuẩn bị đầy đủ nghi lễ cúng để chuẩn bị chào đón một năm mới.
Nhưng khác với những dịp lễ khác, Tết Nguyên Đán tương đối nhiều lễ cúng khiến cho nhiều gia đình đặc biệt là gia đình trẻ còn hơi lo lắng vì nhiều ngày giờ cúng cần phải nhớ.
ALÔ Nước Suối xin tổng hợp những ngày lễ cúng quan trọng vào dịp Tết này để bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị nghi thức cúng nhé.
1. Các lễ cúng quan trọng cần nhớ
STT | LỄ CÚNG | ÂM LỊCH | DƯƠNG LỊCH |
---|---|---|---|
1 | Đưa ông Công ông Táo về trời | 23 tháng chạp | 22 tháng 1, 2025 |
2 | Cúng Tất Niên | 24 – 30 tháng chạp | 23 – 28 tháng 1, 2025 |
3 | Đón ông bà về ăn Tết | 30 tháng chạp | 28 tháng 1, 2025 |
4 | Đón ông Táo về ăn Tết | 30 tháng chạp | 28 tháng 1, 2025 |
5 | Đón giao thừa | 30 tháng chạp | 28 tháng 1, 2025 |
6 | Cúng mùng 1 (Nguyên Đán, Tịch Điện) | Mùng 1 tháng giêng | 29 tháng 1, 2025 |
7 | Cúng mùng 2 (Chiêu Điện, Tịch Điện) | Mùng 2 tháng giêng | 30 tháng 1, 2025 |
8 | Cúng mùng 3 (Cúng hóa vàng) | Mùng 3 tháng giêng | 31 tháng 1, 2025 |
2. Ý nghĩa các lễ cúng ngày Tết
Cúng ông Công ông Táo
ông Công ông Táo hay sự tích 3 ông 1 bà là câu chuyện gắn liền với vị thần trông coi bếp núc, đất đai tại mỗi gia đình.
Tục truyền rằng, vào 23 tháng chạp, ông Táo sẽ về thiên đình, bẩm tấu với Ngọc Hoàng những việc tại nhân gian.
Vào ngày này, gia đình sẽ tiến hành cúng tiễn ông Táo đi, và mong cầu ông Táo nói lời hay cho Ngọc Hoàng để Ngọc Hoàng ban phước cho một năm quốc thái dân an.
Lễ cúng ông Táo không quá cầu kỳ về mặt nghi thức, chỉ cần chuẩn bi hoa trưng, mâm cúng cùng lễ vật cúng tiễn ông Táo là được.
Sau khi bày biện mâm cúng, đốt đèn và thắp hương, gia chủ sẽ tiến hành đọc văn khấn. Sau khi nhang tàn hết là có thể đốt vàng mã và thả cá chép phóng sanh.
Bên cạnh lễ cúng ông Táo vào 23 tháng chạp, gia chủ cần lưu ý chuẩn bị lễ cúng đón ông Táo về nhà ăn Tết vào đêm giao thừa.
Cúng Tất Niên
Tất Niên đã không quá xa lạ với người Việt từ già đến trẻ. Cứ mỗi lần Tết đến Xuân về, ai ai cũng hẹn nhau ăn Tất Niên để đánh dấu một năm nhiều thăng trầm đã trôi qua.
Cúng Tất Niên với ý nghĩa tốt đẹp thông báo kết thúc một năm đã qua cũng như giúp mỗi người có lòng thành biết ơn đến đất trời, đến chư thiên, đến những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua.
Cúng Tất Niên thường sẽ được thực hiện sau khi cúng đưa ông Táo về trời cho đến trước đêm giao thừa.
Nhưng với xã hội kinh tế phát triển, nhiều gia chủ đã tổ chức cúng Tất Niên sớm để mời bạn bè, đồng nghiệp cùng ăn bữa cơm, tri ân mọi người đã đồng hành.
Để chuẩn bị cúng Tất Niên, gia chủ cũng sẽ chuẩn bị văn khấn, mâm cúng cùng lễ vật cúng Tất Niên và thực hiện tương tự như cúng ông Táo vậy.
Cúng đón ông bà về ăn Tết
Trong văn hóa người Việt luôn đề cao đức tính ‘Uống nước nhớ nguồn’, đặc biệt là với đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên của gia đình mình.
Trong quan niệm ta, ông bà, tổ tiên sau khi mất đi sẽ về cõi trời, luôn dõi theo con cháu, nên vào ngày Tết, người Việt sẽ tiến hành cúng mời ông bà, tổ tiên về cùng ăn Tết với gia đình, cũng như là tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình.
Cúng đón ông bà về ăn Tết thường được tiến hành vào buổi trưa của ngày cuối cùng trong năm.
Cúng đón giao thừa
Giao thừa là giây phút thiêng liêng, quan trọng nhất, đánh dấu một năm mới đã bắt đầu. Vào ngày này, gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời với ý mong một năm mới thật sung túc, đầy đủ niềm vui.
Điểm đặc biệt trong lễ cúng này là trên mâm cỗ đều có gà trống luộc nguyên con, miệng ngậm hoa, tư thế dang cánh, ngẩng cao đầu như cất tiếng gáy báo hiệu một khởi đầu mới thật tốt đẹp.
Vì là lễ cúng quan trọng trong đầu năm mới nên cúng đón giao thừa cần phải thực hiện thật chỉn chu, cẩn thận, tránh những sai sót diễn ra.
Cúng mùng 1: Nguyên Đán, Tịch Điện
Ông bà có câu Mùng 1 Tết cha để nhắc nhở con cháu đi đâu làm gì thì mùng 1 cũng phải về với gia đình, về với cha mẹ.
Vào ngày này, gia đình sẽ làm mâm cúng vào sáng sớm để cúng dâng lên đất trời, ông bà, tỏ lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên. Lễ cúng này được gọi là cúng Nguyên Đán.
‘Nguyên’ có nghĩa là khởi đầu, ‘Đán’ có nghĩa là sáng sớm, Nguyên Đán được hiểu là buổi sớm khởi đầu của năm mới.
Mời ông bà dùng bữa cơm sáng thì cũng sẽ có mời ông bà dùng bữa cơm chiều, gọi là Tịch Điện. Tịch Điện có nghĩa là mời ông bà tổ tiên đi ngủ. Lễ cúng sẽ được thực hiện vào buổi chiều cùng ngày để mời ông bà ăn cơm và nghỉ ngơi.
Ngày nay, cúng Tịch Điện dường như vắng đi trong nhiều gia đình, chủ yếu gia đình sẽ tiến hành cúng Nguyên Đán vào sáng sớm, trao cho nhau lời chúc, lì xì đám nhỏ, chiều thường sẽ đi chơi Tết hoặc thăm hỏi họ hàng.
Cúng mùng 2: Chiêu Điện, Tịch Điện
Chiêu Điện là cúng mời ông bà dùng bữa sáng, Tịch Điện là cúng mời ông bà dùng bữa cơm chiều. Đây là nghi lễ cúng để thể hiện lòng hiếu kín, chỉn chu, luôn kính trên nhường dưới, thể hiện văn hóa Uống nước nhớ nguồn của người Viẹt.
Cúng mùng 3: Cúng hóa vàng
Kết thúc 3 ngày Tết, vào ngày mùng 3, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng, vàng mã để cúng hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên trở về cõi trời.
Tết Nguyên Đán là ngày nghỉ lễ quan trọng trong văn hóa Việt. Đây là dịp mà cả gia đình đoàn văn, trao cho nhau niềm vui, tiếng cười, chia sẻ may mắn và là dịp để thể hiện lòng biết ơn, hiếu kính với bề trên. Và để bày tỏ lòng thành đấy, cha ông đã nhắc nhờ con cháu luôn nhớ đến những phong tục, nghi lễ cúng quan trọng này vào ngày Tết.
Tham khảo sản phẩm tại ALÔ Nước Suối
Nước khoáng LaVie 18.5L bình úp có vòi
Thùng nước khoáng LaVie 500ml (24 Chai)
Thùng nước tinh khiết Aquafina 1.5L (12 Chai)
Nước tinh khiết LaVie Viva 18.5L bình úp có vòi
Xem tất cả sản phẩm...